Hội thảo tham vấn quốc gia về Hiệp định VPA/FLEGT
Sáng nay, 18/4/2014 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì tổ chức Hội thảo tham vấn quốc gia về Hiệp định VPA/FLEGT với sự tham gia của hơn 100 đại biểu đại diện các cơ quan quản lý nhà nước cấp trung ương, địa phương; khối doanh nghiệp, hộ trồng rừng, tổ chức xã hội dân sự, tổ chức phi chính phủ; Phái đoàn Liên minh Châu Âu tại Việt Nam (EU), một số tổ chức thành viên EU và đại diện Chương trình FAO/FLEGT. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Công Tuấn phát biểu khai mạc và chủ trì Hội thảo.
Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ đàm phán về Hiệp định Đối tác tự nguyện (VPA) trong Chương trình hành động tăng cường thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại lâm sản (FLEGT) giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu được khởi động từ tháng 10/2010. Hội thảo tập trung về vai trò của các bên liên quan trong việc thực hiện Hiệp định VPA sau khi được ký kết (dự kiến trong tháng 10/2014).
Trong bài phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Hà Công Tuấn khẳng định, mục đích của đàm phán Hiệp định VPA là hai bên đạt được một thỏa thuận hợp tác, đảm bảo gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường EU có nguồn gốc hợp pháp, thông qua qui trình cấp giấy phép FLEGT của Việt Nam; đồng thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam mở rộng xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ vào thị trường EU, tăng khả năng thích ứng với yêu cầu thay đổi của thị trường EU theo quy chế 995 về trách nhiệm giải trình vừa có hiệu lực từ tháng 3/2013.
Ông Hà Công Tuấn cũng nhấn mạnh, thông qua đàm phán Hiệp định VPA, Việt Nam đã và đang thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của Chính phủ, người dân và các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu trong cuộc chiến chống khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp trên toàn cầu”.
Đại sứ - Trưởng phái đoàn Liên minh Châu Âu (EU) tại Việt Nam, tiến sỹ Franz Jessen trong phần phát biểu đã nêu rõ, EU tin rằng thành công của đàm phán VPA giữa EU và Việt Nam sẽ góp phần tăng cường quá trình cải cách thể chế trong lĩnh vực lâm nghiệp, thực thi pháp luật và nâng cao hình ảnh quốc gia cũng như thương hiệu của ngành công nghiệp gỗ Việt Nam.
Kết quả Hội thảo lần này là cơ sở quan trọng cho các vòng đàm phán tiếp theo.
Vụ KHCN&HTQT
Các bài viết khác:
- Chương trình công tác năm 2023 của Tổng cục Lâm nghiệp
- Nghị định về thí điểm chuyển nhượng kết quả giảm phát thải và quản lý tài chính thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính vùng Bắc Trung Bộ
- Triển khai xây dựng Đề án phát triển Dược liệu và Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng
- Xin ý kiến dự thảo tiêu chuẩn:
- Thông tư số 25/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác
- Thông báo Kết quả chỉ định thầu gói thầu Hỗ trợ quá trình: “Khảo sát đánh giá, tổ chức họp kỹ thuật và xây dựng báo cáo nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05/3/2018"
- Thông tư số 26/2022/TT-BNNPTNT ngày 30/12/2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản
- Công văn số 03/CTVN ngày 03/01/2023 của Cơ quan Thẩm quyền Quản lý CITES Việt Nam về kết quả biểu quyết các đề xuất sửa đổi, bổ sung Phụ lục CITES
- THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC VƯỜN QUỐC GIA
- Hệ sinh thái rừng Việt Nam